Hệ thống điều hòa không khí là một trong những trang bị tiện nghi mà tất cả các dòng xe ô tô đời mới hiện nay bắt buộc phải được trang bị. Nó giúp tất cả những hành khách ngồi trên xe có thể cảm thấy thoải mái, đặc biệt là trong thời tiết khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam.
Việc kiểm tra - chẩn đoán hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô giúp chúng ta có thể biết được những sự có bất thường phát sinh, qua đó tìm nguyên nhân và cách khắc phục trước khi chúng hư hỏng hoàn toàn. Đây là một điều rất quan trọng, các chủ xe và các kỹ thuật viên cần lưu ý.
Để có thể kiểm tra hệ thống điều hòa không khí ô tô, chúng ta có thể kiểm tra theo 2 cách khác nhau là: lắng nghe - quan sát và sử dụng đồng hồ đo áp suất.
1. Kiểm tra - chẩn đoán bằng lắng nghe và quan sát
- Nghe tiếng ồn phát ra từ quạt gió: Điều chỉnh quạt gió ở các mức LOW - MED - HIGH, nếu nhận thấy những âm thanh lạ xuất hiện thì cần phải bảo dưỡng hoặc thay mới quạt gió. Có vật thể lạ kẹp trong quạt gió cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra những tiếng ồn bất thường.
- Nghe tiếng ồn bên trong máy nén: Nếu nhận thấy những tiếng ồn lạ bên trong máy nén, có thể các chi tiết bên trong máy nén đã bị hư hỏng.
- Nghe tiếng ồn ở khu vực máy nén: kiếm tra các bulong bắt máy nén và các gió đỡ xem chúng có bị lỏng hay không.
- Quan sát xem bộ lọc không khí có bị bụi bẩn bám hay không: Khi phải thường xuyên làm việc trong điều kiện nhiều bụi bặm, bộ lọc không khí sẽ dần bị tắc nghẽn. Quá nhiều bụi bẩn bám sẽ khiến khả năng làm mát của hệ thống thuyên giảm rất nhiều, bạn cần phải vệ sinh thường xuyên hơn.
- Quán sát sự trùng của dây đai dẫn động: Dây đai dẫn động bị trùng sẽ dẫn tới tình trạng bị trượt và và bao mòn khiến máy nén làm việc kém hiệu quả.
- Quan sát tình trạng bề mặt của các cánh tản nhiệt trên dàn nóng: Các cánh tản nhiệt bị bẩn sẽ làm giảm khả năng trao đổi nhiệt, điều này khiến khả năng làm lạnh của hệ thông bị giảm.
- Quan sát các điểm nối ống: Nếu nhận thấy có vết dầu thì chứng tỏ đã xuất hiện sự rò rỉ công chất. Bạn cần phải xiết chặt lại hoặc thay thế chỗ điểm nối để ngăn chăn sự rò rỉ của công chất.
- Kiểm tra lượng môi chất trong hệ thống lạnh: Bằng cách quan sát trạng thái của công chất qua kính quan sát (mắt ga), để từ đó biết được lượng ga trong hệ thống.
Nếu nhận thấy lượng bọt khí qua kính sát sát, thì có nghĩa rằng hệ thống đang thiếu môi chất. Trường hợp này bạn cũng cần phải kiểm tra vết dầu như được trình bày ở trên để chắc chắn rằng không xuất hiện sự rò rỉ môi chất. Nếu không nhìn thấy các bọt khí qua lỗ quan sát, ngay cả khi bạn dội cả nước lên nó, thì có nghĩa rằng giàn nóng đang có quá nhiều môi chất.
2. Kiểm tra bằng cách sử dụng đồng hồ đo áp suất
Khi sử dụng đồng hồ đẻ kiểm tra - chẩn đoán, cần phải đảm bảo các điều kiện dưới đây:
- Cho động cơ hoạt động ở tốc độ khoảng 1.500 vòng/phút đối với hệ thống lạnh sử dụng R-134a.
- Mở tất cả các cửa xe.
- Chính hệ thống điều hòa ở chế độ Max Cool, quạt gió ở chế độ HIGT, chế độ thổi gió ở FACE.
Sau đó kết nối đồng hồ với hệ thống rồi kiểm tra áp suất phía thấp áp và cao áp.
Hệ thống làm việc bình thường
Nếu hệ thống hoạt động bình thường, thì giá trị nhận được sẽ như sau:
- Phía áp suất thấp: từ 0.15 - 0.25 Mpa (1.5 - 2.5 kgf/cm2).
- Phía áp suất cao: từ 1.37 - 1.57 Mpa (14 - 16 kgf/cm2).
Lượng môi chất không đủ
Nếu lượng môi chất không đủ, thì đồng hồ đo áp suất sẽ hiện thị cả 2 phía áp suất cao và áp suất đều thấp hơn mức quy định.
Thừa môi chất hoặc khả năng làm mát giàn nóng kém
Trường hợp này, áp suất đồng hồ sẽ hiển thị cả 2 phía áp suất cao và áp suất thấp đều cao hơn so với quy định.
Hơi ẩm trong hệ thống làm lạnh
Khi hơi ẩm lọt vào hệ thống làm lạnh, áp suất đồng hồ ở mức bình thường khi hệ thống điều hòa làm việc, sau một thời gian phía áp suất thấp của đồng hồ chỉ độ chân không tăng dần, sau vài giây đến vài phút thì áp suất đồng hồ lại trở về giá trị bình thường, chu kỳ này lặp đi lặp lại liên tục. Tình trạng này xảy ra khi hơi ẩm đã lọt vào gây ra sự lặp đi lặp lại chu kỳ đống băng và tan băng gần van giãn nở.
Sự sụt áp trong máy nén
Trường hợp xảy ra sự sụt áp trong máy nén, thì áp suất đồng hồ sẽ hiển thị phía áp suất thấp cao hơn giá trị bình thường, áp suất đồng hồ phía cao áp suất cao sẽ thấp hơn giá trị bình thường.
Tắc nghẽn trong chu kỳ làm lạnh
Khi môi chất không thể tuần hoàn (do tắc nghẽn chu kỳ làm lạnh), thì áp suất đồng hồ ở phía áp suất thấp chỉ áp suất chân không, phía áp suất cao sẽ chỉ giá trị thấp hơn giá trị bình thường.
Không khí lọt vào hệ thống lạnh
Khi hệ thống lạnh có không khí, thì áp suất đồng hồ ở cả hai phía áp suất cao và áp suất thấp đều cao hơn mức bình thường.
Độ mở của van giãn nở quá lớn
Khi van giãn nở mở quá rộng, thì áp suất đồng hồ ở phía áp suất thấp sẽ cao hơn mức bình thường (áp suất ở phía áp suất cao gần như không đổi). Điều này làm giảm đi độ hiệu quả làm lạnh. Trường hợp này bạn cần kiểm tra tình trạng lắp đặt của ống cảm nhận nhiệt và van giãn nở.
Nguồn: https://oto.edu.vn/