LÝ DO BẠN NÊN HỌC Ô TÔ TẠI ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

 

  • THỰC TẬP VÀ LÀM VIỆC TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢNTrường Đại học Đông Á đang hợp tác nhiều DN lớn tại Nhật Bản như Mitsubishi, Toyota, Nissan … Hằng năm, các DN sẽ nhận 100-300 SV sang thực tập. Sinh viên là thực tập sinh tại DN và được hưởng mức lương khoảng 30 triệu đồng/1 tháng. Sau khi ký hợp đồng với sinh viên, đối tác Nhật sẽ lo Visa, chi phí ăn, ở và bảo hiểm, đảm bảo cuộc sống tốt cho sinh viên Việt Nam tại Nhật.
  • THỰC HÀNH, THỰC TẬP TRONG NƯỚCVới chương trình đạo tạo 30% thực hành và 70% lý thuyết. Sinh viên ngành ô tô ngay từ học kỳ 2 các đã được đi kiến tập nghề nghiệp thực tế tại các nhà máy sản xuất xe ô tô Trường Hải, Nissan Motor (TCIEV) và Các Trung tâm bảo hành và Dịch vụ Toyota, Hyundai, Kia,.. Sau đó, SV được thực tập kỹ năng nghề nghiệp vào 3 kỳ thứ 4, 5 và thứ 6 tại doanh nghiệp hoặc tại Xưởng thực hành của Trường. Kỳ 7 và 8 các sinh viên phải tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các đồ án, đề án tại nơi thực tập dưới sự hướng dẫn của các giảng viên chuyên môn cao kết hợp với các anh chị cán bộ và lãnh đạo tại nơi thực tập.
  • KỸ NĂNG VÀ ĐẠO ĐỨC CẦN THIẾT CHO NGHỀ NGHIỆP Trong CTĐT sinh viên sẽ có các hoạt động ngoại khóa ở các CLB xe ô tô địa hình, CLB xe sinh thái, cũng như các CLB nghệ thuật, CLB Bóng đá. Sinh viên kỹ thuật ô tô được học và thực hành những kỹ năng cần thiết để hoàn thiện nghề nghiệp, ngoại ngữ thứ hai, giao tiếp, thuyết trình, nghiên cứu khoa học, công bố bài báo trong nước và quốc tế, kỹ năng quản lý dự án và khởi nghiệp Trường Đại học Đông Á nổi tiếng với những sự kiện giao lưu văn hóa, cuộc thi, hoạt động từ thiện... luôn khuyến khích sinh viên năng động, tự tin, thỏa sức sáng tạo và hứng khởi học tập.
  • MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆN, ĐỘI NGỦ GIẢNG VIÊN GIÀU KINH NGHIỆMĐây là một trong những tiêu chí quan trọng nhất khi chọn trường học. Môi trường học tập của Trường Đại học Đông Á vừa hiện đại vừa thân thiện từ lớp học cho đến các câu lạc bộ. Đội ngũ giảng viên của ngành kỹ thuật ô tô đều là những người có kinh nghiệm, đã học tập và rèn luyện tại các nước tiên tiến trên thế giới, bên cạnh đó đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đến từ các DN có kinh nghiệm thực tế chắc chắn sẽ đem đến cho người học những kiến thức thú vị và cập nhật.
  • CƠ HỘI VIỆC LÀMTheo dự báo của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội luôn cập nhật ngành Kỹ thuật Ô tô vào danh mục các ngành “nóng” về nhu cầu tuyển dụng lao động trên cả nước. Các tập đoàn ô tô hàng đầu của Đức, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc như BMW, Toyota, Honda, Ford, GM hay Kia, Huyndai,… tại Việt Nam đều đặn tổ chức tuyển dụng hàng năm nhưng “nguồn” vẫn không đủ. Ngoài ra, các doanh nghiệp ô tô lớn của Việt Nam như VinFast, Trường Hải, Hyundai Thành Công đều có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất nên nhu cầu nhân lực ngành Kỹ thuật ô tô sẽ tiếp tục tăng lên.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH Ô TÔ KHÓA 2018-2022

1.Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Chương trình đào tạo ngành ô tô đào tạo sinh viên (SV) có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt; Có kiến thức nền tảng và chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật ô tô; Có tư duy độc lập, sáng tạo trong công việc, có kỹ năng việc nhóm, thuyết trình, kỹ năng tin học, ngoại ngữ, tự nghiên cứu; SV tốt nghiệp ngành Ô tô có năng lực thiết kế, chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm định ô tô, có năng lực quản trị hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ ô tô.

1.2. Mục tiêu cụ thể

a. Kiến thức:

- Nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội để phân tích, giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực kỹ thuật ô tô - Vận dụng được kiến thức nền tảng và chuyên sâu trong lĩnh vực ô tô để tổ chức được công tác tư vấn, quản trị, bảo dưỡng, sửa chữa và thiết kế ô tô.

b. Kỹ năng:

Có các kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21 để thực hiện được các công việc trong lĩnh vực ô tô.

c. Mức tự chủ và trách nhiệm:

-Có khả năng tự chủ và chịu trách nhiệm trong các hoạt động chuyên môn. Đồng thời có ý thức tuân thủ văn hóa tổ chức và đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm phục vụ cộng đồng.

2.Chuẩn đầu ra (CĐR)

Sinh viên ngành Ô tô khi tốt nghiệp có các năng lực sau:

1.      Thể hiện văn hóa ứng xử, văn hóa trách nhiệm, văn hóa đạo hiếu; có năng lực tự học, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

2.     Thực hiện giao tiếp ứng xử, văn hóa trách nhiệm, văn hóa đạo hiếu; có năng lực tự học, tự chủ tự chịu trách nhiệm.

3.      Có khả năng NCKH và giải quyết được vấn đề.

4.      Có khả năng tạo ra được sản phẩm hoặc dịch vụ để khởi nghiệp.

5.      Vận dụng các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, lý luận chính trị và pháp luật trong thực tiễn.

6.      Vận dụng kiến thức cơ sở ngành để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong công việc thực tế.

7.      Phân tích được kết cấu các chi tiết, hệ thống trên ô tô.

8.      Chẩn đoán và giải quyết được các hư hỏng trên ô tô.

9.      Thiết kế các chi tiết cơ khí trên ô tô

3. Cơ hội việc làm

Sinh viên ngành Ô tô tốt nghiệp đảm nhận làm việc tại các vị trí sau:

1.    Kỹ sư sản xuất trong các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô    

2.    Kỹ sư chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và tổ chức quản lý điều hành kinh doanh garage ô tô.            

3.    Kỹ sư thiết kế ô tô ở các nhà máy sản xuất ô tô        

4.    Kinh doanh ô tô & phụ tùng ô tô

5.    Đăng kiểm viên ở các TT đăng kiểm xe cơ giới            

6.    Giám định viên xe cơ giới ở các công ty bảo hiểm

7.    Giảng viên tại các cơ sở đào tạo về công nghệ kỹ thuật ô tô bậc trung cấp, cao đẳng và đại học;

Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Sau khi tốt nghiệp và làm việc tại DN, người học có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn là thạc sĩ, tiến sĩ trong nước hoặc nước ngoài, nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, phát triển bản thân.  

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH Ô TÔ KHÓA 2020-2024

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

1.1. Mục tiêu chung Chương trình đào tạo Ngành Ô tô đào tạo SV có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, sức khỏe tốt; Có kiến thức nền tảng và chuyên sâu trong lĩnh vực Ô tô; Có tư duy độc lập, năng lực nghiên cứu, kỹ năng tin học, ngoại ngữ và hội nhập quốc tế; SV tốt nghiệp ra trường có năng lực thực hiện các nghiệp vụ về kỹ thuật ô tô ở các công ty, tổ chức trong và ngoài nước.

1.2. Mục tiêu cụ thể

a. Kiến thức

- Nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên xã hội trong lĩnh vực Ô tô

- Vận dụng được kiến thức nền tảng và chuyên sâu trong lĩnh vực Ô tô để tổ chức được công tác quản lý vận hành ô tô doanh nghiệp; có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động  doanh nghiệp.

b. Kỹ năng

Có kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21 để thực hiện được các công việc trong lĩnh vực Ô tô.

c. Mức tự chủ và trách nhiệm

Có khả năng tự chủ và chịu trách nhiệm trong các hoạt động chuyên môn. Đồng thời có ý thức tuân thủ văn hóa tổ chức và đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm phục vụ cộng đồng.

2. Chuẩn đầu ra

1.

Thể hiện văn hóa ứng xử, văn hóa trách nhiệm, văn hóa đạo hiếu; có năng lực tự học, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

2.

Thực hiện giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả; có khả năng ứng dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ.

3.

Có khả năng NCKH và giải quyết được vấn đề.

4.

Có khả năng tạo ra được sản phẩm hoặc dịch vụ để khởi nghiệp.

5.

Vận dụng các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, lý luận chính trị và pháp luật trong thực tiễn.

6.

Vận dụng kiến thức cơ sở ngành để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong công việc thực tế.

7.

Phân tích được kết cấu các chi tiết, hệ thống trên ô tô và máy chuyên dụng.

8.

Chẩn đoán và giải quyết được các hư hỏng trên ô tô và máy chuyên dụng.

9.

Thiết kế các chi tiết cơ khí trên ô tô

 

 

3. Cơ hội việc làm

Sinh viên ngành Ô tô tốt nghiệp đảm nhận làm việc tại các vị trí sau:

1. Kỹ sư thiết kế và điều hành trong các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô trong vào ngoài nước.    

2. Giám đốc quản lý điều hành kinh doanh garage ô tô.

3. Kỹ sư chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô tại trung tâm các hãng xe lớn tại Việt Nam.

4. Giám đốc quản lý dịch vụ kinh doanh ô tô & phụ tùng ô tô.

5. Đăng kiểm viên ở các TT đăng kiểm xe cơ giới.            

6. Giám định viên xe cơ giới ở các công ty bảo hiểm.

7. Giáo viên dạy sửa chữa ô tô tại các trường nghề trên toàn quốc.

Cơ hội học lên trình độ cao hơn: Sau khi tốt nghiệp và làm việc tại DN, người học có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn là thạc sĩ, tiến sĩ trong nước hoặc nước ngoài, nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, phát triển bản thân và nhu cầu ở các vị trí việc làm khác.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH Ô TÔ KHÓA 2022-2026

1.Triết lý & mục tiêu giáo dục, sứ mệnh và tầm nhìn của trường Đại học Đông Á

1.1. Triết lý 

- Học để làm người trách nhiệm; -

- Học để phát triển bản thân; 

- Học để làm đúng cách; 

- Học để thành công. 1

2. Mục tiêu giáo dục 

Hoạt động giáo dục và đào tạo tại Trường Đại học Đông Á nhằm giúp người học:

a)    Xây dựng văn hóa trách nhiệm 

b)    Chuyên nghiệp & làm việc tốt

-    Thông thạo các kỹ năng của thế kỷ 21

-    Giỏi chuyên môn nghề nghiệp

-    Có đạo đức nghề nghiệp

-    Có kỹ năng giải quyết vấn đề

-    Có khả năng khởi nghiệp

c)    Quốc tế hóa 

-    Giao tiếp tốt ≥ 1 ngoại ngữ

-    Hội nhập, thích ứng và làm việc trong môi trường đa quốc gia

d)    Theo đuổi thành công & đắp xây hạnh phúc

-    Có khả năng cảm nhận nghệ thuật âm nhạc;

-    Học tập suốt đời;

-    Đắp xây hạnh phúc.

1.3.  Sứ mệnh : "Đầu tư kiến thức phát triển năng lực bản thân, chuyên môn nghề nghiệp, để tạo dựng con đường thành công và đóng góp vào sự phát triển bền vững cộng đồng xã hội."

1.4 Tầm nhìn Trường Đại học Đông Á:  là trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Phấn đấu đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 trở thành một trường uy tín ở Việt Nam và Châu Á về giá trị khoa học và đào tạo, đóng góp xuất sắc vào sự phát triển cộng đồng.

2.Mục tiêu đào tạo

Sau khi tốt nghiệp ngành ô tô trường Đại học Đông Á, người học sẽ: Bảng 1.1. Mục tiêu CTĐT

TT

Mục tiêu chương trình đào tạo

PEO1

Có khả năng vận dụng được các kiến thức nền tảng về nhiệt động học, cơ khí, vật liệu, điện để nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực ô tô, chế tạo và thiết kế sản xuất ô tô.

POE2

Thực hiện thành thạo các kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp và giải quyết công việc tốt trong ngành ô tô, chế tạo và thiết kế sản phẩm cơ khí.

POE3

Trở thành kỹ sư có khả năng làm việc trong nhóm công việc đa ngành nghề về ô tô và thực hiện quản lý được các dự án khởi nghiệp bằng các dịch vụ kinh doanh, sửa chữa và bảo dưỡng ô tô tư nhân.

POE4

Thể hiện sự nhận thức về tác động của công việc của họ đối với xã hội và đạo đức chuyên nghiệp trong quá trình làm việc.

POE5

Có khả năng tự học suốt đời để nắm bắt các xu hướng và thay đổi trong lĩnh vực phát triển ô tô và sự nghiệp một cách bền vững.

 

3.Chuẩn đầu ra (CĐR)

Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô trình độ đại học của Trường Đại học Đông Á, người học đạt được các năng lực sau: Bảng 3.1. Chuẩn đầu ra của CTĐT

STT

Năng lực (nhóm năng lực)

Mô tả PLOs

 
 

(1)

(2)

(3)

 

1

Phát triển kiến thức

PLO1: Thể hiện văn hóa ứng xử, văn hóa trách nhiệm, văn hóa đạo hiếu; có năng lực tự học, tự chủ, tự chịu trách nhiệm;

 

PLO2: Thực hiện giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả; có khả năng ứng dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ;

 

PLO3: Có khả năng giải quyết được vấn đề;

 

PLO4: Tạo ra được sản phẩm hoặc dịch vụ để chuẩn bị khởi nghiệp.

 

2

Phát triển kỹ năng

PLO5: Vận dụng các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, lý luận chính trị và pháp luật trong thực tiễn;

 

PLO 6. Vận dụng kiến thức cơ sở ngành để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong công việc thực tế;

 

PLO7.  Phân tích được kết cấu các chi tiết, hệ thống trên ô tô - ô tô điện và máy chuyên dụng;

 

PLO8. Chẩn đoán và giải quyết được các hư hỏng trên ô tô - ô tô điện và máy chuyên dụng.

 

3

Năng lực tự chủ

PLO9. Thiết kế các chi tiết cơ khí trên ô tô;

 

PLO10. Lập kế hoạch và tổ chức triển khai các dịch vụ ô tô – ô tô điện.

 
 

4. Cơ hội việc làm

4.1. Cơ hội việc làm Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô tốt nghiệp đảm nhận làm việc tại các vị trí sau:

a.    Kỹ sư trưởng quản lý các dự án và tổ chức sản xuất trong các nhà máy lắp ráp ô tô;

b.    Kỹ sư trưởng thiết kế và lập các dự án gara, trung tâm bảo hành và nhà máy sản xuất ô tô;

c.    Giám đốc quản lý gara tư nhân tại các địa phương nơi cư trú;

d.    Trưởng phòng kinh doanh thiết bị và phụ tùng xe ô tô tại các công ty;

e.    Quản lý phương tiện người lái, Trung tâm đăng kiểm xe ô tô thuộc Sở Giao thông vận tải;

f.     Giảng viên tại các cơ sở đào tạo về Ô tô bậc trung cấp, cao đẳng và đại học;

4.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn:  Sau khi tốt nghiệp và làm việc tại DN, người học có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn là thạc sĩ, tiến sĩ trong nước hoặc nước ngoài, nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, phát triển bản thân.

 

 

Tải về Chương trình đào tạo 2018-2019-2020-2021-2022-2023